Page 104 - Cuon 3
P. 104
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
- 5% Mức thuế suất này thường áp dụng cho các ngành và lĩnh vực
của nền kinh tế có liên quan với việc cung cấp các loại hàng hóa và dịch
vụ thiết yếu, bao gồm: nước sạch; dụng cụ giảng dạy; sách; thực phẩm
chưa qua chế biến; thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế; thực phẩm chăn
nuôi; một số sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp; dịch vụ khoa học và công
nghệ; mủ cao su sơ chế, đường và các phụ phẩm; một số hoạt động văn
hóa, nghệ thuật, thể thao và nhà ở xã hội.
- 10% Đây được coi là mức thuế suất “phổ thông” áp dụng cho các
đối tượng chịu thuế GTGT nhưng không được hưởng mức thuế suất 0%
hoặc 5%. Nếu không xác định được một mặt hàng thuộc loại hàng hóa
nào theo biểu thuế quy định, thì công ty phải tính và nộp thuế GTGT theo
mức thuế suất cao nhất cho loại hàng hóa mà công ty cung cấp.
Phương pháp tính, kê khai và nộp thuế GTGT: Có hai phương
pháp tính, kê khai và nộp thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương
pháp trực tiếp.
Phương pháp 1 - Phương pháp khấu trừ Phương pháp này áp dụng
cho các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,
chứng từ theo quy định của pháp luật bao gồm:
– Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu bán hàng hóa, cung
cấp dịch vụ chịu thuế GTGT hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên; và
– Một số trường hợp tự nguyện đăng ký kê khai thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.
+ Xác định số thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Số
thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
+ Cách tính thuế GTGT đầu ra: Thuế GTGT đầu ra được xác định
bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (chưa bao gồm thuế)
nhân với thuế suất thuế GTGT. Đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính
thuế là giá chịu thuế nhập khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu (nếu có), cộng
103