Page 57 - Cuon 2
P. 57

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
             TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



                  - Năng lực chuyên môn, khả năng tài chính của các cơ quan nhà nước

                  Cơ quan nhà nước là tổ chức có thẩm quyền tổ chức, thi hành các quy

             định pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh

             nghiệp. Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, cơ quan nhà
             nước có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các quy định pháp luật

             về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đảm bảo việc thực hiện đúng, hiệu
             quả các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.


                  Năng lực thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đặc

             biệt là cơ quan nhà nước trước hết thể hiện ở kiến thức pháp luật, kỹ
             năng, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác này.

             Với tư cách là một hoạt động chuyên môn, mang tính nghề nghiệp nên
             kiến thức pháp luật kinh doanh, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc là yếu

             tố quan trọng hàng đầu đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động của các

             cơ quan nhà nước có liên quan. Do đó, để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu
             có tính chất pháp lý của doanh nghiệp, đòi hỏi các công chức được giao

             nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải là người được đào tạo bài
             bản về khoa học pháp lý và pháp luật thực định, nhất là pháp luật về kinh

             doanh; thường xuyên được cập nhật thông tin, kinh nghiệm thực tiễn để

             có thể áp dụng vào quá trình thực thi nhiệm vụ của mình.

                  Năng lực tài chính cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng và

             hiệu quả của hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Thực tế, các

             hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện qua các hình
             thức hỗ trợ pháp lý như thông tin pháp lý cho doanh nghiệp; xây dựng tài

             liệu phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp; đối thoại, bồi dưỡng kiến thức
             pháp luật cho doanh nghiệp… đều cần đến nguồn kinh phí từ ngân sách

             nhà nước (là nguồn kinh phí chủ yếu). Vì vậy, nếu không có nguồn kinh

             phí này thì không thể triển khai có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ pháp





             56
   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62