Page 39 - Cuon 2
P. 39
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
là rất cần thiết vì hoạt động của doanh nghiệp là rất đa dạng, liên quan
đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều Bộ, ngành, địa phương và
chức năng đại diện của nhiều hiệp hội doanh nghiệp. Mỗi cơ quan quản
lý nhà nước cũng như mỗi tổ chức đại diện cho doanh nghiệp đều có chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng biệt. Việc thực hiện chức năng quản
lý nhà nước cũng như chức năng đại diện cho doanh nghiệp là hoàn toàn
độc lập với nhau. Do vậy, để đạt được sự thống nhất trong hoạt động hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp và cùng hướng đến một mục tiêu chung,
các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức có liên quan cần phải phối
hợp với nhau, tránh việc chồng chéo và trùng lắp trong hoạt động hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp.
2. Sự cần thiết hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều đạo luật quan
trọng như: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,
Luật Hợp tác xã, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí
tuệ, Luật Phá sản… và nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật này đã
tạo nên một khung pháp lý tương đối đầy đủ và thuận tiện cho các doanh
nghiệp hoạt động. Trên thực tế, so với thời kỳ trước đổi mới, các doanh
nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác được thành lập ngày càng nhiều
về số lượng, đa dạng về quy mô và hình thức hoạt động (tính đến ngày
đầu năm 2021, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam là
758.610 doanh nghiệp) . Kết quả hoạt động của lực lượng doanh nhân
31
này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
31 Báo cáo đầu năm 2021 của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố
chỉ số phát triển doanh nghiệp đối với các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.
38