Page 43 - Cuon 2
P. 43
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
đánh giá được các khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Thứ ba, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với
thông tin pháp luật. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp thì có khoảng 25%
35
doanh nghiệp được thống kê cho rằng, việc tiếp cận với văn bản pháp luật
là khó hoặc không thể. Điều này đã ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người
quản lý doanh nghiệp về hệ thống pháp luật kinh doanh của nhà nước ta
và do đó, cũng gây khó khăn cho họ trong việc thực thi pháp luật.
Kết quả khảo sát PCI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) cho thấy, việc tăng cường khả năng tiếp cận thông tin pháp
lý cho doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại vì doanh nghiệp vẫn chưa
thuận lợi trong việc tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật chính thống
như văn bản hướng dẫn của các cơ quan Trung ương, công báo tỉnh, biểu
mẫu thủ tục hành chính. Doanh nghiệp càng khó khăn hơn khi tiếp cận
các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ngân sách nhà nước,
các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, các chính sách ưu đãi đầu tư…
Về phía Nhà nước, việc thực thi pháp luật của các doanh nghiệp gặp
khó một phần cũng do một số nguyên nhân từ phía Nhà nước, trong đó
có hai nguyên nhân chủ yếu là:
Thứ nhất, nhiều cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự quan tâm đến
việc thông tin, hướng dẫn, tổ chức thi hành pháp luật cho doanh nghiệp .
36
Theo Luật Tổ chức Chính phủ thì Chính phủ có nhiệm vụ bảo đảm việc
thi hành pháp luật của tổ chức, cá nhân nói chung và của doanh nghiệp
nói riêng . Luật Doanh nghiệp năm 1999, năm 2005 và năm 2014 (và
37
35 Báo cáo số 187/BTP-PLDSKT ngày 15/01/2019 của Bộ Tư pháp về công tác hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
36 Báo cáo số 319/BC-BTP ngày 28/12/2018 của Bộ Tư pháp về việc tổng kết 10
năm thi hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP.
37 Điều 6 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015.
42