Page 156 - Cuon 6
P. 156

PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
                                                    MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



               BKHCN-BTC ngày 17/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
               nghệ và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc định giá kết quả nghiên

               cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách
               nhà nước ... Trong đó, một số quy định còn bất cập, mâu thuẫn, một số
               vấn đề còn chưa có hướng dẫn cụ thể. Chẳng hạn, theo Chuẩn mực kế

               toán số 04, chỉ một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được coi là tài
               sản cố định vô hình như sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu (trong trường
               hợp nhãn hiệu đó không phải được tạo ra từ nội bộ DN như nhãn hiệu đó

               được mua lại); tuy nhiên, khoản 2, Điều 4, Thông tư 45/2013/TT-BTC
               của Bộ Tài chính quy định tất cả các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
               (bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống

               cây trồng) đều được coi là tài sản cố định vô hình và từ đó là cơ sở để
               định giá và tính vào giá trị DN . Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chưa có quy

               định hướng dẫn về định giá tài sản SHTT khi thực hiện góp vốn thành lập
               doanh nghiệp hay thực hiện các giao dịch bảo đảm bằng quyền SHTT .

                    Việc thiếu khung pháp lý thống nhất và hướng dẫn rõ ràng về định

               giá tài sản SHTT dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xác định
               giá trị tài sản SHTT, gây khó khăn cho các chủ sở hữu tài sản SHTT trong
               việc khai thác giá trị tài sản (như góp vốn, chuyển giao, sử dụng làm tài

               sản bảo đảm để tiếp cận vốn sản xuất, kinh doanh...) trong thời gian qua.
               Chẳng hạn, trên thực tế, đối với hoạt động cho vay vốn của các tổ chức

               tín dụng, “việc cho vay dựa trên tài sản bảo đảm là quyền sở hữu trí tuệ
               hầu như chưa được thực hiện do chưa có các quy định hướng dẫn về định
               giá một cách cụ thể và phù hợp để các bên liên quan có thể yên tâm sử

               dụng tài sản trí tuệ làm tài sản bảo đảm” .

                    6.3. Vướng mắc, bất cập trong bảo vệ tài sản SHTT của chủ sở hữu

                    Có thể nói, bảo vệ (thực thi) quyền SHTT được coi là khâu yếu nhất

               tại Việt Nam hiện nay. Như đã giới thiệu, phân tích ở trên, việc bảo vệ tài
               sản SHTT của chủ sở hữu tại Việt Nam được thực hiện thông qua ba cơ

               chế: dân sự, hình sự và hành chính. Việc thực hiện cả ba cơ chế này trong




                                                                                            155
   151   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161