Page 152 - Cuon 6
P. 152
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký văn bản giao kết chuyển giao
công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký chuyển giao công
nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về khoa học và công nghệ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển
giao công nghệ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ,
cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công
nghệ; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Một số vướng mắc, bất cập mà doanh nghiệp nhỏ và vừa cần
chú ý trong quá trình đăng ký, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài sản
SHTT của mình.
6.1. Vướng mắc, bất cập trong đăng ký xác lập quyền sở hữu đối
với tài sản SHTT
Hiện nay, pháp luật về đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với tài sản
SHTT vẫn còn một số bất cập. Các quy định về đối tượng bảo hộ, điều
kiện bảo hộ còn thiếu hoặc chưa thực sự rõ ràng, gây khó khăn cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong việc đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt
trong trường hợp doanh nghiệp tự mình thực hiện các thủ tục đăng ký bảo
hộ quyền SHTT, mà không thông qua các đơn vị trung gian chuyên nghiệp
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ như các công ty luật, các đại diện sở hữu trí tuệ.
Chẳng hạn: liên quan đến việc đăng ký bảo hộ “giải pháp hữu ích”,
quy định về điều kiện bảo hộ giải pháp hữu ích trong Luật SHTT “nếu
không phải là hiểu biết thông thường” (khoản 2 Điều 58) chưa được giải
thích dẫn đến không thống nhất trong việc hiểu và áp dụng pháp luật ;
Liên quan đến sáng chế, hầu như các doanh nghiêp vừa và nhỏ, các
doanh nghiệp khởi nghiệp khi muốn đăng ký sáng chế đều gặp rất nhiều
151