Page 154 - Cuon 6
P. 154

PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
                                                    MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



               mất 18 tháng mới được cấp văn bằng sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, làm
               cho công tác ứng dụng và triển khai công nghệ khó phát triển” . “Kết quả

               là một số kết quả nghiên cứu, đủ tiêu chí đăng ký bảo hộ độc quyền sáng
               chế nhưng vì thời gian giải quyết lâu, tác giả đã chuyển sang đăng ký bảo

               hộ độc quyền giải pháp hữu ích với thời gian xét duyệt nhanh hơn; hoặc
               thậm chí không quan tâm việc bảo hộ” .


                    Việc kéo dài thủ tục đăng ký xác lập quyền SHTT có nguyên nhân
               bắt nguồn từ chính quy định của Luật SHTT. Hiện nay, theo quy định

               tại Điều 119 Luật SHTT thì đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm
               định hình thức trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn và thẩm định

               nội dung trong thời hạn 18 tháng (đối với sáng chế), 09 tháng (đối với
               nhãn hiệu), 07 tháng (đối với kiểu dáng công nghiệp), 06 tháng (đối với

               chỉ dẫn địa lý). Thậm chí, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể bị
               thẩm định lại với thời hạn bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu .

               Mặt khác, theo quy định tại Điều 109 khoản 2 điểm b Luật SHTT, trong
               giai đoạn thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp lại có

               cả một phần thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (“đối
               tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ”) là không hợp lý,

               dẫn đến trùng lặp, tốn thời gian, chi phí cho cả cơ quan quản lý nhà nước
               và người nộp đơn. Mặt khác, ”cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong xử

               lý đơn đăng ký xác lập quyền còn yếu và thiếu; việc xây dựng các công
               cụ tra cứu thông tin, việc tổ chức khai thác thông tin về SHTT còn nhiều

               hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu” .

                    Mặt khác, bản thân các chủ sở hữu tài sản SHTT Việt Nam cũng chưa

               quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ tài sản SHTT của mình, không đăng
               ký xác lập quyền SHTT dẫn đến gánh chịu thiệt hại do tài sản SHTT bị

               đánh cắp. Chẳng hạn, thực tiễn thời gian qua cho thấy, nhiều nhãn hiệu
               hàng hóa nổi tiếng của Việt Nam bị các thương gia nước ngoài đánh cắp và

               tiến hành đăng ký bảo hộ ở nước ngoài, như kẹo dừa Bến Tre; cà phê Trung




                                                                                            153
   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159