Page 157 - Cuon 6
P. 157

PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



             thời gian vừa qua đều bộc lộ những vướng mắc, bất cập nhất định, đặc
             biệt là biện pháp dân sự và hình sự.


                  Trước hết, việc bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự
             được coi là điểm yếu và thách thức lớn nhất của hệ thống SHTT của nước

             ta hiện nay. Về bản chất, quyền sở hữu trí tuệ là quyền dân sự, do đó, cần
             được thực thi, bảo vệ chủ yếu bằng biện pháp dân sự thông qua hệ thống

             Toà án. Như thế mới có thể bù đắp được đầy đủ các thiệt hại của chủ sở
             hữu tài sản SHTT do hành vi xâm phạm. Đây cũng là xu thế chung trên thế

             giới về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc thực thi
             quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp dân sự lại không nhiều. Hầu hết các

             chủ thể quyền đều lựa chọn các biện pháp xử phạt hành chính để thực thi
             quyền sở hữu trí tuệ của mình.  Thực tiễn này có nguyên nhân khách quan

             và chủ quan. Về nguyên nhân khách quan, cơ quan chuyên trách giải quyết
             các tranh chấp SHTT là tòa án ở Việt Nam được nhận định là còn hạn chế

             về năng lực cũng như kinh nghiệm xét xử. Hiện nay, chúng ta chưa có Tòa
             chuyên trách về SHTT. “Rất ít kiểm sát viên hay chánh án có chuyên môn

             sâu về SHTT” . “Trong khi đó, pháp luật về SHTT là lĩnh vực mang tính
             chuyên ngành sâu, rộng và phức tạp. Khi giải quyết các vụ tranh chấp, xâm

             phạm quyền, phần lớn các cơ quan thực thi không thể chủ động, mà còn lệ
             thuộc vào ý kiến giám định, ý kiến của cơ quan chuyên môn” . Chẳng hạn,

             vụ tranh chấp quyền tác giả giữa họa sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị đối
             với tác phẩm “Thần đồng đất Việt” kéo dài tới 12 năm.


                  Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh (Doing Business 2020) của
             Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam hiện đang xếp hạng rất thấp về chỉ số

             giải quyết tranh chấp hợp đồng (xếp thứ 68 trên tổng số 190 nền kinh tế
             trên thế giới) với thời gian giải quyết tranh chấp tại Việt Nam được đánh

             giá trung bình 400 ngày, chi phí giải quyết tranh chấp trung bình được
             xác định là 29% giá trị hợp đồng, chất lượng của quy trình xét xử chỉ đạt

             7,5/18 điểm .




             156
   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162