Page 155 - Cuon 6
P. 155
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Nguyên; cà phê Buôn Ma Thuột; nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan
Thiết … “khi các doanh nghiệp Việt phát hiện thương hiệu của mình bị
192
đánh cắp đã tiến hành các biện pháp bảo hộ và đòi lại song gặp rất nhiều
khó khăn, thậm chí trong nhiều trường hợp không thể đòi lại được” .
6.2. Vướng mắc, bất cập trong sử dụng, khai thác tài sản SHTT
Việc đăng ký bảo hộ đối với các tài sản sở hữu trí tuệ là đặc biệt cần
thiết đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên, đây mới chỉ là yếu
tố đảm bảo “đầu vào” vì sau khi được chấp thuận bảo hộ, việc sử dụng,
khai thác các tài sản trí tuệ này để mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh
nghiệp cũng là một vấn đề quan trọng mà các nhà quản lý doanh nghiệp
cần phải lưu tâm.
Mặc dù pháp luật đã thừa nhận quyền của chủ sở hữu tài sản trong
việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, góp vốn bằng quyền SHTT
vào doanh nghiệp, sử dụng quyền SHTT làm tài sản bảo đảm cho các
giao dịch dân sự… nhưng hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng,
khai thác tài sản SHTT nằm ở khâu định giá tài sản SHTT. Hiện nay,
chúng ta chưa có khung pháp lý hướng dẫn rõ ràng và thống nhất cho việc
định giá tài sản SHTT. Vấn đề định giá tài sản sở hữu trí tuệ đang được
quy định rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Quyết định
số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc ban hành và công bố 04 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1) (trong
đó có Chuẩn mực số 04 - Tài sản cố định vô hình); Thông tư số 45/2013/
TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao tài sản cố định; Thông tư số 127/2014/TT-BTC
ngày 05/09/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định
giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước thành công ty cổ phần; và Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT/
192 Tham khảo tại: https://investone-law.com/bai-hoc-ve-bao-ho-thuong-hieu-viet-
tai-nuoc-ngoai.html
154