Page 147 - Cuon 6
P. 147
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
- Thủ tục thông báo và chấp thuận việc chuyển giao;
- Quyền từ chối việc chuyển giao của Bên nhượng quyền.
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Nghị định 35 quy định về các căn cứ để mỗi bên đơn phương chấm dứt
hợp đồng nhượng quyền thương mại và không để “mở” quy định này cho
các bên thỏa thuận. Do quy định này của Nghị định 35 có thể mâu thuẫn
với một số quy định của Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự, việc các
bên có thể thỏa thuận căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng
quyền thương mại hay không vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi.
c. Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Tổng quan
Tại Việt Nam, hoạt động chuyển giao công nghệ được quy định chủ
yếu trong các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Luật chuyển giao công nghệ 2017;
- Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ
(“Nghị định 76”);
- Thông tư 02/2018/TT-BKHCN quy định chế độ báo cáo thực hiện hợp
đồng chuyển giao công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển
giao; mẫu văn bản trong hoạt động cấp giấy phép chuyển giao công nghệ,
đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ;
- Thông tư 04/2018/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục
công nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp.
Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ
hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao
công nghệ sang bên nhận công nghệ, trong đó công nghệ được định
184
184 Điều 2.7, Luật Chuyển giao công nghệ.
146