Page 77 - Cuon 1
P. 77

PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM



             vào loại chữ ký điện tử cần xác thực và công nghệ ký điện tử, chứng thư
             điện tử sẽ có nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, “chứng

             thư điện tử” là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực

             chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được
             chứng thực là người ký chữ ký điện tử.


                  Bên cạnh việc cấp chứng thư điện tử, cơ quan chứng thực cũng là đơn
             vị cung cấp công cụ để người sử dụng (tổ chức hoặc cá nhân) có thể tiến

             hành ký điện tử khi cần thiết. Công cụ này thường là “chương trình ký

             điện tử”, đây là chương trình máy tính được thiết lập để hoạt động độc
             lập hoặc thông qua thiết bị, hệ thống thông tin, chương trình máy tính

             khác nhằm tạo ra một chữ ký điện tử đặc trưng cho người ký thông điệp
             dữ liệu. (Nguồn: Điều 4, khoản 3, Luật giao dịch điện tử, 2005).


                  Để hiểu rõ các khái niệm trên, cần xem xét một số loại chữ ký điện

             tử phổ biến. Trước hết, về bản chất, các chữ ký điện tử đều được lưu trên
             các phương tiện điện tử và số hóa bởi các công nghệ số (ví dụ: các ký tự

             0-1 trên ổ cứng máy tính, trong USB hoặc trên thẻ thông minh...). Điểm
             khác biệt là các chữ ký điện tử có nhiều định dạng khác nhau và được tạo

             ra bởi nhiều phương tiện khác nhau, theo các công nghệ khác nhau. Các

             chữ ký điện tử thông dụng gồm:

                  -  Tên của người ký được đánh máy vào cuối thư điện tử


                  -  Bản quét (scan) chữ ký truyền thống được gắn với thông điệp điện tử

                  - Một dãy ký tự bí mật (PIN – personal identification number) để xác

             định người  thực hiện giao dịch điện tử (ví dụ PIN của thẻ ATM hay thẻ

             tín dụng)

                  - Một mật khẩu người tạo văn bản sử dụng để người nhận có thể xác định

             chính xác người tạo là ai (ví dụ: mật khẩu để mở, chỉnh sửa file văn bản)





             76
   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82