Page 76 - Cuon 1
P. 76
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
ký với cơ quan chứng thực để nhận được một chứng chỉ số (electronic
certificate), thực chất là một file dữ liệu (đặc biệt) lưu trữ các thông tin
cần thiết như: thông tin về người gửi, khóa công khai của người gửi... và
chữ ký số của cơ quan chứng thực và một khóa bí mật tương ứng với khóa
công khai trên chứng chỉ. Khóa bí mật này cũng là một thông điệp dữ
liệu, được dùng kết hợp với phần mềm ký số để tạo ra chữ ký số. Người
gửi sau khi tạo ra chữ ký số sẽ gắn với thông điệp cần gửi cùng với chứng
chỉ số của mình đến cho người nhận. Người nhận sẽ kiểm tra danh tính
của người gửi bằng chữ ký số và khóa công khai kèm trong chứng chỉ số
của người gửi. Bằng cách này, người nhận có thể xác nhận được người
gửi thông điệp dữ liệu có đúng là người có thông tin nêu trong chứng chỉ
số hay không. Đồng thời cũng xác thực được nội dung dữ liệu được ký
có toàn vẹn sau khi ký hay không.”
Theo Luật giao dịch điện tử của Việt nam (2005), “chứng thực chữ
ký điện tử” là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực
là người ký chữ ký điện tử. (Nguồn: Điều 4, khoản 2, Luật Giao dịch điện
tử, 2005). Theo đó, cơ quan chứng thực chữ ký điện tử sẽ cấp chứng thư
điện tử nhằm xác nhận hay chứng thực chữ ký điện tử đối với cơ quan,
tổ chức hoặc cá nhân. Đồng thời với việc cấp chứng thư điện tử, cơ quan
chứng thực chữ ký điện tử có nhiệm vụ cung cấp chương trình ký điện
tử cho các thuê bao để họ sử dụng khi muốn ký vào các văn bản điện tử.
Tuy nhiên, cần lưu ý ở đây là có rất nhiều loại chữ ký điện tử khác nhau,
cơ quan chứng thực thường chỉ cấp chứng thực cho các loại chữ ký điện
tử an toàn và phổ biến hiện nay.
Công cụ để ràng buộc trách nhiệm của người ký chữ ký điện tử khi
có tranh chấp phát sinh chính là “chứng thư điện tử”. Việc cấp chứng thư
điện tử chính là hoạt động cơ bản nhất của cơ quan chứng thực. Tùy thuộc
75