Page 75 - Cuon 1
P. 75
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
người bán và khả năng thanh toán của người mua mà không có những
liên hệ hay quan hệ từ trước. Chính những giao dịch này đòi hỏi có chữ
ký điện tử và dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
Do tính chất kỹ thuật của bản thân chữ ký điện tử, trong khi các loại
chữ ký điện tử thông thường được sử dụng trong các mạng đóng (nội bộ
doanh nghiệp, ngân hàng với khách hàng, hải quan với cá nhân, hoặc
trong nội bộ một ngành như visa điện tử, xuất xứ điện tử...), chữ ký số
được sử dụng trong môi trường mở (giữa cá nhân với cá nhân, tổ chức với
tổ chức, nhiều cá nhân với nhiều tổ chức...). Chính vì tính chất này, việc
sử dụng chữ ký số đòi hỏi phải có bên trung gian thứ ba đứng ra xác thực
chữ ký số của các bên tham gia.
Đối với việc sử dụng chữ ký điện tử như vân tay, giọng nói, mật khẩu,
võng mạc hay các thông điệp dữ liệu khác để xác thực các cá nhân hay
tổ chức, việc xác thực được thực hiện bởi chính cơ quan hay tổ chức mà
các đối tác đó đang giao dịch (ví dụ như ngân hàng kiểm tra chữ ký điện
tử của khách hàng, doanh nghiệp kiểm tra chữ ký điện tử của nhân viên,
hải quan kiểm tra chữ ký điện tử của doanh nghiệp...). Việc sử dụng chữ
ký số đòi hỏi phải xác định được ai đang nắm giữ khóa bí mật tương ứng
với khóa công khai (được dùng để giải mã chữ ký số) để từ đó xác định
danh tính của người/tổ chức đã tạo ra chữ ký số đó. Mặc dù có thể dùng
một số phương pháp để xác minh chủ sở hữu của khóa công khai, phương
pháp phổ biến nhất hiện nay là sử dụng cơ quan chứng thực (certification
authority) để cung cấp các thông tin về danh tính người nắm giữ khóa bí
mật tương ứng với khóa công khai đang được sử dụng trong các giao dịch
điện tử và có trách nhiệm tham gia giải quyết các tranh chấp phát sinh
liên quan đến chữ ký điện tử và chữ ký số.
Vai trò cụ thể của cơ quan chứng thực được thể hiện rõ trong mô
hình giao dịch điện tử sau: “Trước hết, người gửi thông điệp dữ liệu đăng
74