Page 73 - Cuon 1
P. 73
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Hiện nay, các tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến cho chữ ký điện tử
là OpenPGP, được hỗ trợ bởi PGP và GnuPG, và các tiêu chuẩn S/
MIME (có trong Microsoft Outlook). Tất cả các mô hình về chữ ký
điện tử đều giả định rằng người nhận có khả năng có được khóa công
khai của chính người gửi và có khả năng kiểm tra tính toàn vẹn của
văn bản nhận được. Ở đây không yêu cầu giữa 2 bên phải có một
kênh thông tin an toàn. Một văn bản được ký có thể được mã hóa khi
gửi nhưng điều này không bắt buộc. Việc đảm bảo tính bí mật và tính
toàn vẹn của dữ liệu có thể được tiến hành độc lập.
Con người đã sử dụng các hợp đồng dưới dạng điện tử từ hơn 100
năm nay với việc sử dụng mã Morse và điện tín. Vào năm 1889, tòa
án tối cao bang New Hampshire (Hoa kỳ) đã phê chuẩn tính hiệu lực
của chữ ký điện tử. Tuy nhiên, chỉ với những phát triển của khoa học
kỹ thuật gần đây thì chữ ký điện tử mới đi vào cuộc sống một cách
rộng rãi. Vào thập niên 1980, các công ty và một số cá nhân bắt đầu
sử dụng máy fax để truyền đi các tài liệu quan trọng. Mặc dù chữ ký
trên các tài liệu này vẫn thể hiện trên giấy nhưng quá trình truyền và
nhận chúng hoàn toàn dựa trên tín hiệu điện tử.
Hiện nay, chữ ký điện tử có thể bao hàm các cam kết gửi bằng email,
nhập các số định dạng cá nhân (PIN) vào các máy ATM, ký bằng bút
điện tử với thiết bị màn hình cảm ứng tại các quầy tính tiền, chấp
nhận các điều khoản người dùng khi cài đặt phần mềm máy tính, ký
các hợp đồng điện tử online...
Các ví dụ về chữ ký điện tử nêu ở trên chưa phải là chữ ký số bởi vì
chúng thiếu các đảm bảo mật mã học về nhận dạng người tạo ra và thiếu
các kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu. Các chữ ký này có tính chất pháp
lý được gắn với văn bản trong một số trường hợp cụ thể.
72