Page 72 - Cuon 1
P. 72
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
- Yêu cầu các bên xác nhận sự tự nguyện ký vào văn bản;
- Đảm bảo các văn bản được xem xét không bị thay đổi từ khi ký;
- Cung cấp cho các bên các văn bản gốc pháp lý để lưu giữ.
Vấn đề quan trọng cần được xem xét là sự giả mạo (giả mạo chữ ký
và giả mạo sự chấp nhận). Tòa án phải giả định rằng sự giả mạo là không
thể thực hiện. Tuy nhiên, đối với chữ ký điện tử thì việc làm giả là không
quá khó khăn.
Thông thường, các doanh nghiệp thường phải dựa trên các phương
tiện khác để kiểm tra chữ ký điện tử chẳng hạn như gọi điện trực tiếp
cho người ký trước khi giao dịch, dựa trên các quan hệ truyền thống hay
không dựa hoàn toàn vào các văn bản dưới dạng điện tử. Đây là các thông
lệ trong kinh doanh nên được áp dụng trong bất kỳ môi trường nào vì sự
giả mạo cũng là một vấn đề thường xảy ra trong môi trường kinh doanh
truyền thống. Chữ ký điện tử cũng như chữ ký truyền thống đều không
đủ khả năng ngăn chặn hoàn toàn việc làm giả.
Một chữ ký điện tử sẽ là một chữ ký số nếu nó sử dụng một phương
pháp mã hóa nào đó để đảm bảo tính toàn vẹn và tính xác thực. Ví dụ
như một bản dự thảo hợp đồng soạn bởi bên bán hàng gửi bằng email tới
người mua sau khi được ký (điện tử).
Một điều cần lưu ý là cơ chế của chữ ký điện tử khác hoàn toàn với
các cơ chế sửa lỗi (như giá trị kiểm tra - checksum...). Các cơ chế kiểm
tra không đảm bảo rằng văn bản đã bị thay đổi hay chưa.
71