Page 70 - Cuon 1
P. 70
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Tuy nhiên, về điều kiện “khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của
người ý tại thời điểm ký”, chúng tôi được hỏi rằng liệu người ký có thể
viện lý do rằng tại thời điểm ký, khoá bí mật đã bị một người khác kiểm
soát để yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu hoặc chưa được xác
lập hay không? Thông thường, tổ chức chứng thực sẽ cấp thiết bị lưu trữ
khoá bí mật cho người ký và người ký phải cam kết rằng chỉ người có
thẩm quyền của mình có thể quản lý, kiểm soát thiết bị này. Đồng thời,
khi tiến hành ký số, tài liệu sẽ được gửi đến thư điện tử của những người
có thẩm quyền của các bên xem xét trước khi ký. Tổng hợp các yếu tố
đó, chúng tôi cho rằng không khó để thu thập các chứng cứ liên quan (mà
hầu hết sẽ được lưu trữ trên hệ thống của tổ chức chứng thực) để chứng
minh cơ sở hợp lý để suy đoán rằng người có thẩm quyền của người ký
là chủ thể duy nhất kiểm soát khoá bí mật tại thời điểm ký. Nếu người ký
cho rằng khoá bí mật đã bị người khác chiếm đoạt và kiểm soát trái phép
thì Người Ký sẽ có nghĩa vụ chứng minh. Ngoài ra, điều 25.2(a) và 25.3
Luật Giao dịch Điện tử 2005 cũng quy định người ký chữ ký điện tử có
nghĩa vụ có các biện pháp để tránh việc sử dụng không hợp pháp dữ liệu
tạo chữ ký điện tử của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
hậu quả do không tuân thủ quy định trên.
Từ những phân tích trên, với việc ứng dụng hệ thống mật mã không
đối xứng đạt chuẩn bởi các tổ chức chứng thực được cấp phép, chữ ký số
sẽ là một giải pháp an toàn về pháp lý cho doanh nghiệp để xác lập các
giao dịch điện tử, giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí.
3. Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều
kiện sau:
69