Page 69 - Cuon 1
P. 69
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Thứ ba, giao dịch phải được lập thành văn bản, công chứng, chứng
thực nếu luật có yêu cầu. Liên quan đến điều kiện này, Điều 119.1 Bộ luật
Dân sự 2015 cũng quy định giao dịch điện tử (bao gồm giao dịch được
ký số) phù hợp với pháp luật về giao điện tử được xem là giao dịch bằng
văn bản. và
Các điều kiện có hiệu lực đặc thù của giao dịch được ký số, bao gồm:
Thứ nhất, các bên tham gia giao dịch có thoả thuận về việc sử dụng
chữ ký số để xác lập giao dịch, kể cả thoả thuận về việc sử dụng chữ ký
số có chứng thực hay không chứng thực và thoả thuận về việc lựa chọn
tổ chức chứng thực. Các thoả thuận trên không nhất thiết phải minh thị
bằng lời hay văn bản, mà có thể là thoả thuận ngầm định bằng chính hành
vi ký số vào tài liệu giao dịch của các bên;
Thứ hai, chữ ký số được sử dụng có giá trị pháp lý, nghĩa là:
Một là, chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực
và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó;
Hai là, chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương
ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức
chứng thực được cấp phép cấp; và
Ba là, khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Có thể thấy, các điều kiện có hiệu lực đặc thù của giao dịch được ký
số đã phản ánh được khá toàn diện các yêu cầu kỹ thuật của chữ ký số mà
chúng ta đã phân tích. Nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng thực chữ
ký số của những tổ chức chứng thực được cấp phép và ứng dụng các công
nghệ đạt tiêu chuẩn thì có thể dễ dàng xác định (i) việc ký số có được thực
hiện bằng khoá bí mật của người ký, và (ii) mã công khai mà người nhận
có được thật sự thuộc về người ký.
68