Page 68 - Cuon 1
P. 68
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
2. Giá trị pháp lý của chữ ký số
Nhìn chung, pháp luật Việt Nam đã có các quy định tương đối đầy
đủ để đảm bảo hiệu lực của giao dịch được xác lập bằng chữ ký số trong
những lĩnh vực nhất định.
Bộ luật Dân sự 2015, là luật chung điều chỉnh về các giao dịch dân
sự, quy định giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình
thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử
được xem là giao dịch bằng văn bản, và sẽ có hiệu lực nếu đáp ứng các
điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung.
Luật Giao dịch Điện tử 2005, được quy định chi tiết bởi Nghị định
130/2018/NĐ-CP, đã có các quy định công nhận hiệu lực của giao dịch
được ký số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân
sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định;
tuy nhiên, Luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản
về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy
khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Trên cơ sở các văn bản trên, để một giao dịch được ký số trong lĩnh
vực dân sự, kinh doanh, thương mại có hiệu lực (trừ các giao dịch được
loại trừ như đã nêu), các điều kiện sau đây phải được đáp ứng:
Điều kiện chung: Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói
chung theo Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:
Thứ nhất, chủ thể tham gia giao dịch có đầy đủ năng lực và tự nguyện
tham gia giao dịch;
Thứ hai, nội dung và mục đích của giao dịch không vi phạm điều cấm
của luật và không trái đạo đức xã hội; và
67