Tọa đàm góp ý Xây dựng Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hải Phòng

Trong ngày 25 tháng 6 năm 2016 Tại Hải Phòng được sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Tp Hải phòng đã phối hợp tổ chức hội thảo góp ý xây dựng Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tham dự hội thảo có TS. Nguyễn Thanh Tú – Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sư kinh tế - Bộ Tư pháp, Ông Nguyễn Đức Kiên, Vụ phó Vụ pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp; Ông Tô Hoài Nam-  Phó Chủ tịch Kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Từ, Chánh Văn phòng Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Bà Đào Thị Kim Ngân, Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hải phòng cùng hơn 100 đại biểu đại diện cho các sở ngành của Hải phòng, các doanh nghiệp, chi hội doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hải phòng, Báo Hải Phòng, Đài phát thanh truyền hình Hải phòng

Phát biểu tại hội thảo Ông Tô Hoài Nam-  Phó Chủ tịch Kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam  nhấn mạnh việc Ban soạn thảo dự án Luật đang tích cực lấy ý kiến doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan để hoàn thiện dự án luật trình xin ý kiến Chính Phủ và Quốc hội vì vậy Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam mong muốn được trao đổi, chia sẻ ý kiến liên quan đến dự án luật  với các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương, các doanh nghiệp hội viên để tổng hợp ý kiến gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo, để đạo luật này đem lại lợi ích thiết thực, đảm bảo tính khả thi.

Hội thảo đã diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến xuất phát từ thực tiễn sinh động liên quan đến dự án Luật:

Bà Đào Thị Kim Ngân, Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hải phòng phát biểu Dự án luật phải nên xác định rõ vị trí vai trò và trách nhiệm của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phương và trung ương trong Luật để từ đó tạo điều kiện cho các hiệp hội được tham gia vào các dịch vụ công hỗ trợ cho hội viên, qua đó tăng cường năng lực cho các tổ chức đại diện doanh nghiệp; đồng thời các điều khoản luật cũng nên chi tiết những việc hỗ trợ để đảm bảo tính khả thi để doanh nghiệp có thể tiếp cận với các thông tin, chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Ông Lê Xuân Hiền – Trưởng Phòng đăng ký kinh doanh Hải Hương phát biểu: Dự thảo Luật đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ nhưng có thể thấy, việc cân đối các nguồn lực để thực hiện hỗ trợ đó không rõ nét, có thể dẫn đến tính khả thi không cao của chính sách, nhất là nguồn lực về mặt tài chính. Việc xây dựng một nhà nước kiến tạo, nhà nước phụng sự, phục vụ người dân, doanh nghiệp như cải cách về luật pháp, thể chế, cải cách thủ tục hành chính, luôn hỗ trợ, đồng hành, lắng nghe, chia sẻ, là chỗ dựa tin cậy cho doanh nghiệp trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi họ "đem chuông đi đấm nước người" vẫn chưa thay thế được phương pháp tiếp cận mang nhiều tính chất trợ cấp, bảo hộ. Ví dụ cụ thể như, việc Luật yêu cầu các ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vẻ hợp lý, tuy vậy sau đó thì nhà nước lại phải hỗ trợ, ưu đãi cho các ngân hàng, bởi nếu không thì họ cũng không có nguồn lực ở đâu ra mà hỗ trợ DNNVV, bản thân ngân hàng cũng là một doanh nghiệp. Chính phủ sẽ phải quy định chi tiết các ưu đãi đó, có thể là các biện pháp như tỷ lệ dự trữ bắt buộc; chiết khấu, tái cấp vốn; khoanh nợ và xử lý rủi ro; trích lập dự phòng.... Những quy định những ưu đãi như vậy rất có thể mâu thuẫn với các quy định về đảm bảo an toàn trong Luật Các tổ chức tín dụng.

Về Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: Nhiều đại biểu cho rằng dự án luật chưa đề cập nhiều đến vấn đề hỗ trợ pháp lý, trong khi đó vấn đề hỗ trợ pháp lý lại vô cùng cần thiết, cụ thể  trong thời gian qua  xuất phát từ nhiều nguyên nhân bối cảnh và điều kiện của Việt Nam, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đa phần được hình thành trong giai đoạn 15 năm trở lại đây và trên nền tảng nhận thức pháp lý còn nhiều hạn chế vì vậy ý thức tuân thủ và thực thi pháp luật còn nhiều yếu kém, trong một thời gian ngắn Nhà nước phải ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với các cam kết quốc tế do đó DNNVV chưa nắm bắt kịp; tâm lý tình cảm thói quen khi sử dụng pháp luật trong kinh doanh còn ít được doanh nghiệp chú ý đến, khi có những vấn đề pháp lý phát sinh DNNVV thường hay tìm đến các quan hệ để giải quyết; hệ thống tổ chức luật sư tư vấn và doanh nghiệp chưa thực sự đồng hành.

Vì vậy doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang rất cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý, đây là vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập hiện nay, trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, trong quá trình xây dựng đội ngũ doanh nhân VN  giai đoạn hội nhập theo Nghị quyết số 09/NQ- TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị;

Kế thúc Hội thảo: Ông Nguyễn Thanh Tú  đại diện Bộ Tư pháp mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến góp ý bằng văn bản và các kênh khác nhau để cơ quan thẩm tra có đầy đủ thông tin chuẩn bị cho công việc thẩm định dự án Luật

Ý kiến của bạn

   Mã xác nhận  

Các tin khác