Cần nâng cao vị thế vai trò, trách nhiệm của các Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong ngày 21 tháng 6 năm 2016 được sự hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp ( 585), Bộ Tư pháp và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý xây dựng Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong ngày 21 tháng 6 năm 2016 được sự hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp (585), Bộ Tư pháp và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý xây dựng Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tham dự hội thảo có ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, TS. Nguyễn Thanh Tú – Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sư kinh tế - Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Hoa Cương – Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng hơn 70 đại biểu đại diện cho các sở ngành của Hà Nội, các Hiệp hội doanh nghiệp phía bắc và đại diện các tổ chức sự nghiệp thuộc Hiệp hội.


Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm.

Phát biểu tại hội thảo ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chân thành cảm ơn Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là những cơ quan chủ trì và thẩm tra dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quan tâm đến Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam dành cho Hiệp hội cơ hội được trao đổi, chia sẻ ý kiến liên quan đến dự án luật này.

Hội thảo đã diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến xuất phát từ thực tiễn sinh động liên quan đến các nội dung:
Về nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa các đại biểu cho rằng cần đưa nguyên tắc “Phát huy sự tham gia, kết hợp nguồn lực Nhà nước và nguồn lực của các tổ chức đại diện doanh nghiệp, các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa” vì Lý do nguồn lực Nhà nước thì hữu hạn, trong khi đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh  đáp ứng mục tiêu tồn tại bền vững thì phần việc chính vẫn là do doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp đảm nhận; vì vậy  đưa nguyên tắc này vào sẽ thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực của các tổ chức cá nhân, các nhà tài trợ trong và ngoài nước vào hoạt động này;

Về các chương trình hỗ trợ mục tiêu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa , đa số các đại biểu đều  hoàn toàn nhất trí với  việc phải có 1 Chương quy định về chương trình mục tiêu để hỗ trợ doanh nghiệp theo những mục tiêu nhất định trong một giai đoạn nhất định, nhằm tập trung nguồn lực, đồng thời nhất trí với các lĩnh vực mà trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về phương án có nên giao cụ thể Cơ quan Chủ trì đầu mối thực hiện chương trình trong Luật hay nên tạo cơ chế rộng rãi, thông thoáng cho các Bộ ngành, các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các Tổ chức đại diện doanh nghiệp chủ động lập đề xuất xây dựng chương trình hỗ trợ mục tiêu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt; nhiều đại biểu cho rằng Dự thảo Luật chỉ nên tạo cơ chế hành lang pháp lý cho việc xây dựng các chương trình  bao gồm các quy định về thủ tục trình tự lập đề án xây dựng chương trình mục tiêu phải đảm bảo các yêu cầu như: Khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa trước khi xây dựng chương trình mục tiêu; nội dung hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ khi phê duyệt các chương trình mục tiêu; Đánh giá tác động khi thực hiện chương trình mục tiêu; vai trò trách nhiệm thẩm tra, thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Quốc gia khi xây dựng các chương trình mục tiêu; giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu;


Quang cảnh buổi toạn đàm.

Về vai trò của tổ chức đại diện doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định trong dự thảo Luật . Các  đại biểu  đánh giá cao sự quan tâm của Ban soạn thảo đã dành một điều trong dự thảo Luật quy định về tổ chức Hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tuy nhiên để phát huy được vai trò của các tổ chức hội, hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp nói chung trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần tạo được bước đột phá về cơ chế để phát huy sự tham gia của các tổ chức đại diện doanh nghiệp cùng tham gia vào xây dựng và thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi việc phát triển DNNVV không chỉ là việc của nhà nước, thực hiện vai trò kiến tạo của Chính phủ, xã hội hóa một số các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp sang cho các tổ chức xã hội dân sự thực hiện.


Ông Lê Anh Văn - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực.

Về địa vị pháp lý của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều đại biểu cho rằng  cần phát huy mạnh mẽ vai trò của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Quốc gia trong việc thẩm tra đề án chương trình mục tiêu trước khi trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt, giám sát quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu. Nên đặt vị trí vai trò của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Quốc gia và Cơ quan thường trực của Hội đồng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vị trí vừa là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, Thủ Tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ DNNVV đồng thời là cơ quan chỉ đạo, giám sát, điều phối thực hiện các chương trình hỗ trợ DNNVV.

Có như vậy mới khắc phục được những trùng lắp, chồng chéo trong các chương trình mục tiêu thời gian vừa qua, đồng thời huy động được các cấp chính quyền địa phương vào cuộc trong việc tham gia vào việc thực hiện các chương trình mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phát biểu kết thúc hội thảo Ông Nguyễn Thanh Tú – Vụ trưởng vụ pháp luật dân sự Kinh tế - Bộ Tư pháp  cho rằng cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đều  đang mong mỏi kỳ vọng lớn vào việc xây dựng Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là một trong những công cụ quan trọng để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy năng lực cho DNNVV Việt Nam, khắc phục những yếu kém nội tại vốn có, để DNNNV Việt Nam đóng góp xứng đáng và là lực lượng quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

Trong thời gian tới các cơ quan chủ trì xây dựng và cơ quan thẩm tra dự án Luật đang gấp rút tổng hợp ý kiến và hoàn thiện hồ sơ trình dự án Luật ra các thành viên Chính phủ trong phiên họp tháng 7 và Dự kiến trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ II.
 
 
PV

Ý kiến của bạn

   Mã xác nhận  

Các tin khác