Page 31 - Cuon 4
P. 31

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                  - Về nội quy, quy trình và các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ: quy định chi
             tiết trách nhiệm NSDLĐ trong việc tổ chức, kiểm tra, đánh giá, kiểm soát các
             yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc (thời gian, cách thức triển
             khai,...); quy trình, phân cấp, biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ
             nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp; khuyến khích NSDLĐ áp dụng hệ thống

             quản lý ATVSLĐ, công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường.
                  - Về chế độ BHLĐ, chăm sóc sức khỏe NLĐ: quy định khám sức khỏe
             chung ít nhất 1 lần/năm và với các lao động đặc thù (lao động nữ  phải được
             khám chuyên khoa phụ sản; người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc

             với các yếu tố có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh
             nghề nghiệp); khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và
             trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn.
             Đối với việc điều trị BNN, Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền quy định phác
             đồ điều trị cho NLĐ.

                  Ngoài ra, luật còn quy định Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban
             hành danh mục về nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy và đặc biệt nặng
             nhọc độc hại; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động;
             phương tiện bảo vệ cá nhân; bồi dưỡng bằng hiện vật; thời giờ làm việc...

                  - Về quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ:

                  + Giao Bộ LĐTBXH ban hành danh mục, Chính phủ quy định điều kiện
             cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

                  + Phân chia rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ đối với máy, thiết
             bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, ví dụ:

                  Bộ Y tế: liên quan đến thực phẩm, dược phẩm, vắc xin...

                  Bộ NN&PTNT: liên quan đến cây trồng, vật nuôi, phân bón...

                  Bộ GTVT: liên quan đến phương tiện vận tải, thăm dò, khai thác dầu khí,...
                  Bộ Công thương: liên quan đến thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên

             ngành công nghiệp...
                  Bộ Xây Dựng: được sử dụng trong thi công xây dựng.

                  Bộ KH&CN: lò phản ứng hạt nhân, chất phóng xạ...

                  Bộ Thông tin và Truyền thông: sử dụng trong phát thanh, truyền hình.




             30
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36