Page 30 - Cuon 4
P. 30

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
                                                               MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                    Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ về an
               toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động; riêng việc tham gia bảo hiểm
               tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

                    Ngoài ra Luật còn quy đinh rõ quyền và trách nhiệm của các tổ chức có
               liên quan: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận
               và các tổ chức xã hội khác, Hội nông dân Việt Nam, Tổ chức công đoàn trong
               công tác an toàn, vệ sinh lao động, Công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ
               sinh lao động

                     Chương II. Các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố
               có hại cho người lao động

                    Chương II gồm 20 điều (từ  điều 13 đến điều 33), gồm 4 mục:

                    Mục 1: Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ.

                    Mục 2: Nội quy, quy trình và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi
               làm việc.

                    Mục 3: Chế độ BHLĐ, chăm sóc sức khỏe NLĐ.

                    Mục 4:  Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
               ATVSLĐ.

                    - Về thông tin, tuyên truyền, giáo dục:

                    Luật quy định rõ trách nhiệm trong phổ biến, tuyên truyền về ATVSLĐ
               của: (1) NSDLĐ phải triển khai cho cả NLĐ và hướng dẫn cho người đến thăm
               và làm việc tại cơ sở mình; (2) Nhà sản xuất cung cấp thông tin về các biện
               pháp đảm bảo ATVSLĐ cho người sử dụng; (3) UBND các cấp có trách nhiệm
               chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền cho NLĐ không theo HĐLĐ
               tại địa phương; (4) Trách nhiệm cơ quan thông tin đại chúng. Bên cạnh đó,
               luật cũng bổ sung nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trong việc tuyên
               truyền, vận động xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, gây hại, nguy hiểm cho
               sức khỏe bản thân và cộng đồng trong quá trình lao động.

                    Đối với công tác huấn luyện ATVSLĐ, luật cũng chỉ rõ các nhóm lao động
               phải huấn luyện; trách nhiệm của Nhà nước trong việc hỗ trợ học phí cho người

               lao động làm việc không theo hợp đồng lao động khi tham gia khóa huấn luyện
               ATVSLĐ; điều kiện để được tổ chức huấn luyện, cung cấp dịch vụ huấn luyện
               ATVSLĐ.



                                                                                              29
   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35