Page 28 - Cuon 4
P. 28
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
◆ Các VBQPPL do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành.
Tùy theo thực trạng công tác ATVSLĐ của địa phương hoặc nhằm thực
thi các chương trình, chính sách quốc gia về ATVSLĐ mà HĐND, UBND
cấp tỉnh có thể ra các văn bản phù hợp để triển khai công tác này tại địa
phương. Các văn bản này có thể là Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, mục đích
để giải quyết những vấn đề về ATVSLĐ của địa phương hoặc triển khai các
chủ trương chung của Nhà nước về ATVSLĐ. Ví dụ: các quyết định ban hành
Chương trình An toàn, vệ sinh lao động của tỉnh theo các giai đoạn; hoặc các
chỉ thị nhằm tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trên địa
bàn tỉnh...
1.2. Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 khung pháp lý cơ bản thực thi
công tác ATVSLĐ cho doanh nghiệp
Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 (luật số 84/2015/QH13) được ban
hành ngày 25/6/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, bao gồm 7 chương
với 93 điều khoản. Tên các chương đã được thể hiện rõ trong sơ đồ 4.
Sơ đồ 4. Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 (Luật số 84/2015/QH13)
Chương I. Quy định chung
Gồm 12 điều, từ Điều 1 đến Điều 12, quy định về phạm vi điều chỉnh,
đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, chính sách của nhà nước về ATVSLĐ,
nguyên tắc bảo đảm ATVSLĐ, các hành vi bị cấm trong ATVSLĐ, quyền và
nghĩa vụ của các bên (Người lao động, Người sử dụng lao động, Mặt trận tổ
quốc, Công đoàn, Hội nông dân)
27