Page 29 - Cuon 4
P. 29

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                  Luật đã mở rộng thêm đối tượng là người lao động làm việc không theo
             hợp đồng lao động (Khoản 3, Điều 2)

                  - Chính sách của Nhà nước về ATVSLĐ được quy định toàn diện, từ chủ động
             đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi
             ro về TNLĐ,BNN; xây dựng cơ chế đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN linh hoạt,
             hỗ trợ huấn luyện cho NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động..., đến việc tạo
             điều kiện thuận lợi để NSDLĐ, NLĐ, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
             thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ trong quá trình lao động.

                  - Nguyên tắc bảo đảm ATVSLĐ: Phải được thực hiện trong suốt quá trình
             lao động; đặc biệt coi trọng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,

             qua ưu tiên thực hiện các biện pháp loại trừ, giảm thiểu và kiểm soát các yếu tố
             nguy hiểm, có hại có sự tham vấn ý kiến của tổ chức Công đoàn.
                  - Về các quy định về quyền và nghĩa vụ:

                  Phân tách rõ về quyền và nghĩa vụ của từng nhóm người lao động và người
             sử dụng lao động tại Chương này để cụ thể quy định bảo đảm các “điều kiện

             làm việc công bằng, an toàn” đối với người làm công, ăn lương (theo Khoản 2
             Điều 35 Hiến pháp năm 2013).
                  NSDLĐ có 4 quyền và 7 nghĩa vụ.

                  NLĐ làm việc theo HĐLĐ có 6 quyền và 3 nghĩa vụ.

                  Bổ sung quyền và nghĩa vụ của người làm việc không theo hợp đồng
             lao động, trên nguyên tắc bảo vệ người lao động và bảo đảm tính khả thi của
             Luật (Khoản 3, 4 Điều 6): có quyền được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ,
             được tiếp nhận thông tin, được huấn luyện và được tham gia, hưởng Bảo hiểm

             TNLĐ theo hình thức tự nguyện; có nghĩa vụ: tự chịu trách nhiệm về AT cho
             bản thân, bảo đảm ATVSLĐ cho người khác, thông báo với chính quyền địa
             phương để có biện pháp ngăn chặn…

                  Người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có
             quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động.

                  Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
             có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động,
             trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật áp dụng riêng với đối tượng này
             có quy định khác.




             28
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34