Page 115 - Cuon 4
P. 115
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh
lao động, trong hồ sơ xin phép, chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải có
phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người
lao động và môi trường. Phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động phải có
các nội dung chủ yếu sau đây:
- Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở;
- Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ sở;
- Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, sự cố có thể phát sinh
trong quá trình hoạt động;
- Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu
tố có hại; phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp.
Khi đưa vào sử dụng hoặc không còn sử dụng, thải bỏ các loại máy, thiết
bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức,
cá nhân phải khai báo với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương tại nơi sử dụng theo thẩm quyền quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều 33 của Luật ATVSLĐ, trừ trường hợp luật chuyên
ngành có quy định khác.
Trong quá trình sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm định kỳ kiểm tra, bảo
dưỡng, lập và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư theo quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Việc sử dụng chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
thực hiện theo quy định của pháp luật về hóa chất và pháp luật chuyên ngành.
114