Page 53 - Cuon 3
P. 53
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
định của pháp luật và theo điều lệ công ty.
Huy động vốn của công ty TNHH đảm bảo cho công ty hoạt động
hiệu quả với các mục tiêu và kế hoạch đề ra. Công ty TNHH huy động
vốn từ nhiều nguồn khác nhau như tạo lập vốn ban đầu của chủ sở hữu,
phát hành trái phiếu, huy động vốn từ các thành viên trong công ty, huy
động vốn từ những người ngoài công ty, huy động vốn thông qua các
nguồn vốn vay, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân khác. Việc quyết định
thời điểm và huy động thêm vốn của công ty tùy thuộc vào tình hình kinh
doanh của công ty vào mỗi giai đoạn và quyết định này thuộc thẩm quyền
của Hội đồng thành viên. Dựa vào hình thức pháp lý, tình hình tài chính,
khả năng thanh toán và chiến lược kinh doanh của công ty để Hội đồng
thành viên quyết định các hình thức huy động vốn phù hợp.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán
nào để công khai huy động vốn trong công chúng, vì vậy, khi có nhu cầu
về vốn , công ty hợp danh có thể huy động vốn bằng các cách sau: Vay
của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vay ngân hàng, các tổ chức tín
dụng; nhận viện trợ, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân khác.
Các hình thức huy động vốn này làm tăng vốn hoạt động của công ty, có
thể giúp công ty giải quyết những khó khăn về vốn kinh doanh tại thời
điểm cụ thể nhưng không làm tăng vốn điều lệ của công ty. So với CTCP
và Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì khả năng huy động vốn của
công ty hợp danh thấp hơn.
2. Huy động vốn trong Công ty cổ phần
Huy động vốn là một hoạt động nhằm làm tăng số vốn của doanh
nghiệp nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Khi doanh nghiệp muốn mở rộng việc huy động vốn là vấn đề
tất yếu, là quyền tự do kinh doanh của công ty. Tùy theo loại hình doanh
nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương
52