Page 11 - Cuon 2
P. 11

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
             TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



                  I. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ
             CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA


                  1. Khái niệm, đặc điểm của hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

                  1.1. Khái niệm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp


                  Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và
             vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo trong giai đoạn hiện nay (nhất

             là năm 2020, 2021 bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp) là

             rất cần thiết không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Nhiều
             nền kinh tế trên thế giới dự báo hậu dịch bệnh COVID-19 lạm phát các

             nền kinh tế tăng cao, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và

             vừa “cạn kiệt sức lực” khó có thể vực dậy để tồn tại và phát triển, tỷ lệ
             thất nghiệp tăng cao, đời sống an sinh - xã hội gặp nhiều khó khăn. Tuy

             nhiên, qua thực tiễn triển khai cho thấy, do vẫn còn có những quan điểm

             khác nhau về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp này nên chưa có
             một khái niệm chính thức về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung

             trên thế giới và ngay tại Việt Nam cũng có những ý kiến còn khác nhau.

                  Ý kiến thứ nhất  của một số nước trên thế giới và ngay tại Việt Nam
                                    6
             cũng có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp phải tự thân tiếp cận và thực hiện

             pháp luật, Nhà nước không được hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vì hành
             động này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường dịch vụ

             pháp lý tại Việt Nam, có thể gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp với
             nhau.


                  Ý kiến thứ hai  của một số nước và Việt Nam đã được ghi nhận
                                   7


             6   Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp
                 Việt Nam (VCCI) tại Hội thảo ngày 9/8/2007 do Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội.
             7   Trương Thanh Đức (2010), Doanh nghiệp mong gì từ hỗ trợ pháp lý”, Tạp chí dân
                 chủ và pháp luật.



             10
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16