Page 42 - Cuon 6
P. 42
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Bằng độc quyền
Tiêu chí Bằng độc quyền sáng chế
giải pháp hữu ích
Điều kiện bảo • Có tính mới; • Có tính mới;
hộ 60 • Có trình độ sáng tạo; • Không phải là hiểu biết thông thường;
• Có khả năng áp dụng công nghiệp. • Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Thời hạn bảo 20 năm kể từ ngày nộp đơn 10 năm kể từ ngày nộp đơn
hộ 61 (không được gia hạn) (không được gia hạn)
Từ bảng so sánh trên có thể thấy, so với bằng độc quyền sáng chế, sản
phẩm hoặc quy trình được bảo hộ theo Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
không cần phải có trình độ sáng tạo cũng có thể được bảo hộ. Tuy nhiên,
các điều kiện về tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp của hai loại
văn bằng bảo hộ này được đánh giá theo các tiêu chí cơ bản giống nhau.
Các điều kiện bảo hộ đối với sáng chế được quy định cụ thể tại các
Điều 60, 61 và 62 của Luật SHTT như sau:
* Tính mới của sáng chế:
62
Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới
hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở
trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc
trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng
quyền ưu tiên.
Trong đó, sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có
một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể như thế nào là “một
số người có hạn”.
60 Điều 58, Luật SHTT.
61 Điều 93.2 và 93.3, Luật SHTT.
62 Điều 60, Luật SHTT
41