Page 43 - Cuon 6
P. 43
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Các trường hợp ngoại lệ: Luật SHTT cũng có quy định về các trường
hợp sáng chế sẽ không bị coi là đã bị mất tính mới dù đã được bộc lộ công
khai. Cụ thể:
- Sáng chế được người có quyền đăng ký hoặc người có được thông
63
tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người có quyền đăng
ký bộc lộ công khai, với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt
Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
- Sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn
bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu
công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy
định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.
Các trường hợp ngoại lệ nêu trên là các quy định mới của pháp luật
Việt Nam, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người có quyền đăng ký sáng chế.
Các quy định này được sửa đổi và bổ sung nhằm tuân thủ theo quy định của
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
* Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế: Sáng chế được
64
coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế
tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là
nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
* Trình độ sáng tạo của sáng chế: Nhìn chung, sáng chế được coi
65
là có trình độ sáng tạo nếu, căn cứ các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ
công khai trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký
sáng chế, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra
một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ
thuật tương ứng.
63 “Người có quyền đăng ký” được quy định tại Điều 86, Luật SHTT.
64 Điều 63, Luật SHTT.
65 Điều 62, Luật SHTT.
42