Page 45 - Cuon 6
P. 45
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
người nắm độc quyền sử dụng sáng chế như: Người nắm độc quyền sử
dụng sáng chế (theo các trường hợp luật định) hoặc người được chuyển
quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế sau
khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba
năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế; Người nắm độc quyền sử
dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo
quy định của pháp luật về cạnh tranh… Trong các trường hợp bắt buộc
chuyển giao quyền sử dụng sáng chế nêu trên, người được chuyển giao
phải tuân thủ những điều kiện nhất định và quyền sử dụng chỉ được giới
hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và
chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, (trừ trường hợp bị chuyển
giao do thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm).
e. Chủ thể quyền đối với sáng chế
Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế bao gồm các chủ
thể cơ bản sau:
• Chủ sở hữu: là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp
bằng độc quyền sáng chế; 68
• Tác giả: là người (hoặc những người) trực tiếp sáng tạo ra sáng
chế; 69
f. Nội dung quyền đối với sáng chế
Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế bao gồm quyền nhân
thân và quyền tài sản. Trong đó, quyền nhân thân chỉ thuộc về tác giả
và không thể chuyển giao. Quyền nhân thân của tác giả bao gồm các
quyền sau: 70
68 Điều 121.1, Luật SHTT.
69 Điều 122.1, Luật SHTT.
70 Điều 122.2, Luật SHTT.
44