Page 47 - Cuon 6
P. 47
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
* Quyền của người sử dụng trước: Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc
ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế mà có người đã sử dụng hoặc
chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế đồng nhất với sáng chế
trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người
có quyền sử dụng trước) thì sau khi Bằng độc quyền sáng chế được cấp, người
đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng
hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho
chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng
trước sáng chế không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, 77
và chủ sở hữu sáng chế không thể thực thi quyền đối với người có quyền sử
dụng trước.
* Nghĩa vụ sử dụng sáng chế: Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản
xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp
ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng
cho Nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu
cầu như vậy mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ này thì
cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng
chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế. 78
* Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng
chế phụ thuộc: Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc
79
tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có
ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ
sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với
giá cả và điều kiện thương mại hợp lý.
77 Điều 134.1, Luật SHTT.
78 Điều 136.1, Luật SHTT.
79 Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác (sau đây
gọi là sáng chế cơ bản) và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải sử dụng sáng
chế cơ bản.
46