Page 44 - Cuon 6
P. 44
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Như vậy, cần dựa vào hai căn cứ để đánh giá trình độ sáng tạo của
sáng chế:
- Các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai trước ngày nộp
đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đang được xem
xét; và
- Khả năng tạo ra sáng chế của người có hiểu biết trung bình về lĩnh
vực kỹ thuật tương ứng.
Ngoài ra, cần phải chú ý rằng, để được Nhà nước bảo hộ và
độc quyền sử dụng sáng chế, chủ sở hữu sáng chế phải công khai
sáng chế của mình, cụ thể, trong đơn đăng ký sáng chế bắt buộc phải
bộc lộ đầy đủ, rõ ràng về bản chất, tính mới, trình độ sáng tạo và
khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế (bản mô tả sáng chế). 66
Tuy nhiên, sáng chế không hoàn toàn được sử dụng độc quyền mà sẽ có
khả năng bị chuyển giao bắt buộc trong một số trường hợp nhất định.
Cụ thể, chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ
hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an
ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc các nhu
cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi các nhu cầu nêu trên phát sinh mà chủ
sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác
mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế. Bên cạnh trường
67
hợp nêu trên, còn một số trường hợp luật định mà quyền sử dụng sáng
chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của
66 Điều 23.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số
103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (đã
được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN (“Thông tư 01”)
67 khoản 1 Điều 136 Luật SHTT
43