Page 37 - Cuon 6
P. 37
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi
hình đã công bố nhằm mục đích thương mại cũng có thể sử dụng bản ghi
âm, ghi hình để phát sóng mà không cần phải xin phép. Tuy nhiên, họ
phải trả tiền bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu
diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng, bất kể việc sử
dụng đó có chứa nội dung tài trợ, quảng cáo hay có thu tiền hay không.
50
Điều này áp dụng cho các trường hợp phát bản ghi âm, ghi hình (chẳng
hạn như bản ghi âm bài hát) tại cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp như
nhà hàng, cửa hàng, trung tâm thương mại, v.v.
c. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Lợi ích của việc đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Như đã nêu ở trên, quyền tác giả và quyền liên quan không phát
sinh từ việc đăng ký, và do đó, việc đăng ký quyền tác giả, quyền liên
quan là không bắt buộc. Tuy nhiên, việc đăng ký này là việc rất nên
làm, bởi tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền
tác giả (“GCNĐKQTG”), Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
(“GCNĐKQLQ”) không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền
liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ
ngược lại.
51
Vì lý do này, việc có GCNĐKQTG, GCNĐKQLQ làm giảm bớt
gánh nặng chứng minh, gánh nặng giấy tờ và chi phí rất nhiều cho chủ
thể quyền khi cần phải chứng minh quyền khi có tranh chấp hay thực thi
quyền. Cụ thể,
50 Điều 33.1, Luật SHTT.
51 Điều 49.3, Luật SHTT.
36