Page 65 - Cuon 1
P. 65
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
điện tử cũng cần đảm bảo các chức năng: xác định được người chủ của một
dữ liệu nào đó: văn bản, ảnh, video, ... dữ liệu đó có bị thay đổi hay không.
“Chứng thư điện tử” là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức,
cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử (Luật giao dịch điện
tử năm 2005).
“Chứng thực chữ ký điện tử” là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá
nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử (Luật giao dịch điện tử
năm 2005).
“Chương trình ký điện tử” là chương trình máy tính được thiết lập
để hoạt động độc lập hoặc thông qua thiết bị, hệ thống thông tin, chương
trình máy tính khác nhằm tạo ra một chữ ký điện tử đặc trưng cho người
ký thông điệp dữ liệu (Luật giao dịch điện tử năm 2005).
«Chữ ký số» là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến
đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng
theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của
người ký có thể xác định được chính xác:
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khoá bí mật tương
ứng với khoá công khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện
việc biến đổi nêu trên. (Nghị định số 26/2007/NĐ-CP)
“Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp
dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp (Nghị định số 26/2007/NĐ-CP).
“Chứng thư số nước ngoài» là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cấp (Nghị định số 26/2007/NĐ-CP).
64