Page 37 - Cuon 1
P. 37
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
II. NHU CẦU CỦA DNNVV VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG
BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
1. Giao dịch điện tử của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business – to
Consumer – B2C hoặc Consumer to Business- C2B): đây là loại hình
giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện
tử với mục đích giúp người tiêu dùng có thể mua hàng tại nhà mà không
cần tới cửa hàng. Hình thức này được áp dụng rộng rãi với nhiều mô hình
kinh doanh đa dạng. Các hàng hoá được bán chủ yếu là hàng hoá có độ
tin cậy về chất lượng gắn liền với thương hiệu tín nhiệm và có chủng
loại phong phú. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán
hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng, còn người tiêu dùng thông qua các
phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng.
Giao dịch này tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT, nhưng có
phạm vi ảnh hưởng rộng lớn.
Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ
thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành
các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng.
TMĐT của giao dịch này đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người
tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần
phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng
giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận
cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc.
Giữa các doanh nghiệp với nhau: (Business to Business- B2B):
đây là loại giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp và
doanh nghiệp trong việc trao đổi dữ liệu, mua bán, thanh toán hàng hoá
và dịch vụ với mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả cao trong sản
xuất, kinh doanh.
36