Hiệp hội DNNVV Việt Nam tổ chức góp ý cho dự thảo thông tư về hướng dẫn lập dự toán và quản lý kinh phí đào tạo trợ giúp nguồn nhân lực cho DNNVV
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức góp ý cho dự thảo thông tư về hướng dẫn lập dự toán và quản lý kinh phí đào tạo trợ giúp nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức góp ý cho dự thảo thông tư về hướng dẫn lập dự toán và quản lý kinh phí đào tạo trợ giúp nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thực hiện công văn số 3755/BKH – PTDN ngày 07/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc góp ý vào dự thảo văn bản thông
tư hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi cả nước, là thành viên của Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP đã tổ chức hội nghị lãnh đạo các Ban chuyên môn, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và một số Hiệp hội doanh nghiệp địa phương tổ chức xin ý kiến đóng góp cho dự thảo thông tư. Trên cơ sở những ý kiến tại hội nghị, Hiệp hội xin tổng hợp và có một số góp ý đề xuất vào nội dung dự thảo như sau:
Về nội dung góp ý đề xuất để hoàn chỉnh bản dự thảo đối với một số vấn đề còn có nhiều ý kiến và những vấn đề khác trong nội dung các điều của dự thảo thông tư, theo Hiệp hội DNNVV Việt Nam xin đề nghị như sau:
Thứ nhất: Cần cụ thể hoá các “ tổ chức khác” trong điều 7 của dự thảo thông tư.
Thông tư là văn bản chi tiết nhất hướng dẫn thi hành Luật hoặc nghị định vì vậy việc cụ thể hoá trong thông tư có ý nghĩa lớn trong quá trình tổ chức thực hiện sau này. Trong dự thảo thông tư tại điều 7 có quy định “ Căn cứ vào nội dung yêu cầu của các khoá đào tạo và năng lực thực tế các đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành, UBND địa phương và các tổ chức khác được giao làm đầu mối chủ trì tổ chức các khoá đào tạo (gọi tắt là đơn vị đầu mối) có thể lựa chọn một trong hai.....”.
Theo quan điểm của Hiệp hội DNNVV, trong xu hướng xã hội hoá thì một số dịch vụ công của các tổ chức xã hội đang làm rất tốt nhiệm vụ được giao, vì vậy trong hoạt động tổ chức đào tạo cho doanh nghiệp hội viên là một công việc rất có ý nghĩa của các hiệp hội của doanh nghiệp. Do vậy theo Hiệp hội DNNVV Việt Nam thông tư cần quy định rõ theo hướng sau “ Căn cứ vào nội dung yêu cầu của các khoá đào tạo và năng lực thực tế các đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành, UBND địa phương và các tổ chức Hiệp hội của doanh nghiệp được giao làm đầu mối chủ trì tổ chức các khoá đào tạo (gọi tắt là đơn vị đầu mối) có thể lựa chọn một trong hai.....”. Quy định như vậy sẽ làm rõ được các tổ chức được giao làm đầu mối là các tổ chức nào? qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức đại diện của doanh nghiệp là cơ quan nắm rõ nhu cầu cần bồi dưỡng của doanh nghiệp hội viên có thể chủ động lập kế hoạch đệ trình lên cơ quan nhà nước dự toán kinh phí đào tạo theo quy định tại điều 15 của thông tư này.
Thứ hai:Về nội dung đào tạo;
Thực tiễn trong những năm qua nhiều doanh nghiệp hội viên phản ánh về hiệp hội những khó khăn của họ trong quá trình thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO do vậy trong nội dung bồi dưỡng quản trị doanh nghiệp Hiệp hội đề nghị trong thông tư cần bổ sung thêm nội dung danh mục là đào tạo các chuyên đề về hội nhập WTO cho người quản lý và chủ sở hữu doanh nghiệp;
Thứ ba: Các cơ quan thực hiện trợ giúp đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Hiệp hội doanh nghiệpnhỏ và vừa đề nghị Ban soạn thảo nên thay đổi cụm từ trong chương V của thông tư là “ Quản lý nhà nước trong việc thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”
thành cụm từ “ Phân công trách nhiệm trong việc việc thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”
Lý do: Nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước mà là nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp, các hiệp hội của doanh nghiệp và của chính cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy quy định như trong dự thảo sẽ chỉ bó gọn trong các cơ quan quản lý nhà nước, điều đó làm giảm sự chủ động của khối doanh nghiệp và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp (tổ chức xã hội nghề nghiệp) trong việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trên cớ sở đó về chương V của dự thảo chúng tôi đề nghị góp ý như sau:
- Thay đổi cụm từ trong chương V là “ Quản lý nhà nước trong việc thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” Thành cụm từ “ Phân công trách nhiệm trong việc việc thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”
- Đối với điều 16 của dự thảo bổ sung khoản 1 như sau “ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đơn vị đầu mối phối hợp với các sở ban ngành và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp tại địa phương thực hiện công tác trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn”
- Bổ sung thêm một điều riêng trong thông tư khẳng định về trách nhiệm của các Tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong công tác công tác trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; cụ thể như sau:
Điều 20; Với tên gọi của điều luật là: Nhiệm vụ của các Tổ chức đại diện của doanh nghiêp “ Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của tổ chức mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”
- Bổ sung thêm một điều riêng trong thông tư khẳng định về trách nhiệm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể như sau:
Điều 21; Với tên gọi: Nhiệm vụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa “ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sở thông báo của các cơ quan tổ chức đào tạo có trách nhiệm bố trí thời gian, cử cán bộ đi học, hỗ trợ kinh phí để thực hiện mục tiêu bồi dưỡng nguồn nhân lực trong đơn vị, doanh nghiệp”
Ý kiến của bạn