Page 74 - Cuon 4
P. 74
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Phương án xử trí khi có trường hợp nghi mắc, mắc Covid - 19 yêu cầu
phân công và ghi rõ nhiệm vụ của từng người tại đơn vị tại mỗi bước xử trí.
Đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 đối với từng phân xưởng.
Phương án xử trí xây dựng đối với từng phân xưởng. Phương án xử trí đính
kèm sơ đồ nhà máy và chỉ dẫn di chuyển từ các xưởng ra khu vực cách ly tạm
thời, khu vực tập kết ca F1, F2.
Việc đóng cửa từng nhà xưởng hay toàn bộ đơn vị khi có ca F0 sẽ căn cứ
vào kết quả điều tra dịch tễ và công tác phòng, chống dịch của đơn vị. Chỉ đóng
cửa bộ phận có ca F0 nếu đơn vị làm tốt công tác phân luồng, chia khu vực làm
việc, hạn chế tiếp xúc chéo giữa các phân xưởng, bộ phận.
Trường hợp đơn vị xuất hiện nhiều ca F0, số lượng F1 lớn sẽ phối hợp với
y tế địa phương, ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh để triển khai cách ly tập
trung theo kịch bản của địa phương.
Trong các kịch bản, phạm vi khoanh vùng các đối tượng tiếp xúc gần do
đơn vị chủ động xác định và căn cứ vào hệ thống camera, vị trí làm việc.
Doanh nghiệp chủ động lên phương án bố trí nhân sự thay thế tại các vị trí
làm việc phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.
◆ Hướng dẫn xử lý khi phát hiện người lao động là F0 bị nhiễm
COVID-19
* Căn cứ pháp lý .
Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ.
Quyết định 3638/QĐ-BYT ngày 30/07/2021 của Bộ Y tế.
Quyết định 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế.
Công văn 5522/BYT-MT ngày 12/7/2021 của Bộ Y tế.
* Mục đích:
Doanh nghiệp chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch khi có
ca mắc COVID-19 (F0) để hạn chế lây lan ra cộng đồng và tiếp tục duy trì hoạt
động sản xuất kinh doanh.
* Các nội dung thực hiện khi có ca mắc COVID-19 tại doanh nghiệp/cơ sở:
73