Page 37 - Cuon 4
P. 37
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
nội dung sau: (1) Bộ máy tổ chức (quy định thêm việc tổ chức bộ máy không
những phụ thuộc vào quy mô mà còn phụ thuộc vào nguy cơ tai nạn lao động);
(2) Những nội dung cơ bản thực hiện công tác ATVSLĐ trong các cơ sở sản
xuất, kinh doanh như: Lập kế hoạch, đánh giá nguy cơ rủi ro; Tổ chức tự kiểm
tra; Thi đua, khen thưởng; Thống kê, báo cáo về ATVSLĐ.
(1) Về quy định về bộ máy tổ chức:
Bộ máy tổ chức, quản lý công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp, cơ sở được
quy định thành lập căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp và điều kiện lao động của doanh nghiệp. Dưới đây là
sơ đồ tóm lược về các bộ phận/thành viên thực hiện các công việc liên quan
đến công tác ATVSLĐ của doanh nghiệp. Nội dung cụ thể của từng bộ phận sẽ
được trình bày rõ hơn trong Phần II, mục II, khoản 1 của tài liệu này.
Sơ đồ 9. Bộ máy quản lý ATVSLĐ tại doanh nghiệp, cơ sở
(2) Về nội dung cơ bản thực hiện công tác ATVSLĐ trong các cơ sở sản
xuất, kinh doanh.
- Lập kế hoạch (Kế hoạch ATVSLĐ và Kế hoạch Ứng cứu khẩn cấp quy
định tại các điều 76,78,79) : Hàng năm người sử dụng lao động phải xây dựng
và tổ chức triển khai kế hoạch ATVSLĐ; căn cứ vào nguy cơ xảy ra tai nạn lao
động, bệnh tật tại nơi làm việc và quy định của pháp luật để xây dựng kế hoạch
ứng cứu khẩn cấp và tổ chức lực lượng ứng cứu khẩn cấp. Kế hoạch ATVSLĐ
phải được lấy ý kiến BCH công đoàn cơ sở.
36