Page 47 - Cuon 2
P. 47

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
             TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



                  Như trên đã trình bày, Nhà nước thực hiện sự hỗ trợ của mình đối với
             doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua nhiều hình thức khác nhau như hỗ trợ

             về thuế, mặt bằng sản xuất, về tín dụng, về nguồn nhân lực… Các hoạt

             động hỗ trợ này muốn được thực hiện đều phải được pháp luật hóa, tức
             là phải được pháp luật quy định một cách chặt chẽ, đầy đủ về hình thức,

             nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện (triển khai) các hoạt động hỗ trợ này
             trên thực tế. Nói cách khác, không có pháp luật thì các hình thức hỗ trợ

             mà Nhà nước cam kết thực hiện (áp dụng) đối với doanh nghiệp nhỏ và

             vừa đều không thể thực hiện được.

                  Đối với hỗ trợ pháp lý cũng vậy, Nhà nước phải ban hành pháp luật

             để quy định mọi vấn đề liên quan đến hình thức hỗ trợ quan trọng này,
             từ đối tượng được hỗ trợ pháp luật, nội dung, hình thức, phương thức trợ

             giúp pháp lý, mức độ trợ giúp, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan
             đến hoạt động trợ giúp, chế tài do vi phạm nghĩa vụ này… tất cả các quy

             định đó tạo thành pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và
             vừa. Đây là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của pháp luật về hỗ

             trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung.

                  Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp có vai trò quan trọng thể

             hiện ở những điểm như sau:

                  Thứ nhất, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp góp phần

             nâng cao nhận thức về vai trò và tác dụng của pháp luật, qua đó tạo lập

             thói quen tôn trọng và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Đa số doanh
             nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp,

             sáng tạo hiện nay tham gia vào thương trường không chỉ với nguồn lực,
             công nghệ yếu kém mà còn với kiến thức pháp luật hạn chế. Vì vậy, hơn

             ai hết, các doanh nghiệp này rất cần nhận được sự hỗ trợ về mọi mặt của
             Nhà nước, trong đó có sự hỗ trợ về mặt pháp lý. Thông qua các hình thức

             hỗ trợ pháp lý, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành, các




             46
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52