Page 85 - Cuon 6
P. 85
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn
đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm
hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Tên thật, biệt hiệu, bút danh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh
nhân của Việt Nam hoặc của nước ngoài; tên gọi của các nhân vật, hình
tượng trong các tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người
khác đã được biết đến một cách rộng rãi, trừ trường hợp được phép của
chủ sở hữu tác phẩm đó. 131
- Tên gọi hoặc hình ảnh nhân vật, hình tượng đặc trưng của tác phẩm
đã biết đến một cách rộng rãi, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có khả năng
làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng hàng hóa, dịch vụ mang dấu
hiệu là do chủ sở hữu tác phẩm đó sản xuất, thực hiện. 132
e. Thời hạn bảo hộ
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là mười (10) năm kể từ ngày nộp đơn, có
thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười (10) năm. 133
f. Chủ thể quyền và nội dung quyền đối với nhãn hiệu
Khác với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, chủ thể quyền đối với
nhãn hiệu chỉ bao gồm chủ sở hữu nhãn hiệu đó. Chủ sở hữu nhãn hiệu
cũng được xác định thông qua xác lập quyền (đăng ký hoặc sử dụng).
Quyền đối với nhãn hiệu là quyền tài sản và cũng bao gồm ba (3)
quyền cơ bản: (i) Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng; (ii)
Quyền ngăn cấm người khác sử dụng; và (iii) Quyền định đoạt (chuyển
giao) quyền đối với nhãn hiệu.
131 Mục 39.3(l), 39.4(g), Thông tư 01.
132 Mục 39.12(a)(iv), Thông tư 01.
133 Điều 93.6, Luật SHTT.
84