Page 86 - Cuon 6
P. 86
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
g. Giới hạn quyền đối với nhãn hiệu
Ngoài các yếu tố nêu tại Mục 3.1, quyền đối với nhãn hiệu còn có thể bị
giới hạn bởi nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu. Cụ thể, chủ sở hữu nhãn hiệu có
nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận
chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi
sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu
không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định của Luật SHTT. 134
h. Trình tự, thủ tục đăng ký
Quyền nộp đơn đăng ký
Những chủ thể sau có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 135
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa
do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có
quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng
do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn
hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn
hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
- Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở
hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu
đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
- Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng
về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
134 Điều 136.2, Luật SHTT.
135 Điều 87, Luật SHTT.
85