Page 87 - Cuon 6
P. 87
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền
chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp
đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật
với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các
điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
Điều kiện đối với đơn và Thành phần hồ sơ
Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hóa, dịch vụ khác
nhau. 136
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm: 137
• Tờ khai đăng ký theo mẫu ;138
• Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
• Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng
quyền đó của người khác;
• Chứng từ nộp phí, lệ phí;
• Mẫu nhãn hiệu: phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của
nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ,
ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn
hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt;
• Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu: Hàng hóa, dịch vụ
nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp
với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa
và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do Cục SHTT công bố. 139
136 Điều 101.4, Luật SHTT.
137 Điều 100 và 105, Luật SHTT.
138 Mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01.
139 https://ipvietnam.gov.vn/documents/20182/1064943/02.02.21_Nice+11_2021_
86