Page 81 - Cuon 6
P. 81

PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



             hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt
             Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.


                  - Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc,
             danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.


                  - Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà
             tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức

             này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.

                  - Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối

             người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng,
             giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

                  c. Căn cứ xác lập quyền


                  Có hai (2) căn cứ để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
             hiệu: 128


                  - Trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có
             thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận

             đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
             Nam là thành viên.


                  Giống như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay thiết kế bố trí, quyền
             đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở đăng ký. Cục SHTT cấp Giấy
             chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo thủ tục đăng ký quốc gia, hoặc

             công nhận đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế

             nhãn hiệu hàng hóa và Nghị định thư Madrid liên quan đến Thỏa ước
             Madrid (Hệ thống Madrid).

                  - Trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký, nếu nhãn

             hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng.




             128



             80
   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86