Page 76 - Cuon 6
P. 76
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Văn bằng số 20652. Căn cứ vào khoản 1 Điều 126 Luật SHTT thì
hành vi sản xuất và kinh doanh sản phẩm xe máy điện của Bị đơn
mang kiểu dáng như đã phân tích ở trên cấu thành hành vi xâm
phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ của
Nguyên đơn. Hội đồng xét xử thấy đủ căn cứ xác định kiểu dáng xe
máy điện sản xuất bởi Bị đơn là xâm phạm quyền bảo hộ tại Văn
bằng số 20652 của Nguyên đơn.
Bị đơn cho rằng mẫu xe điện mang nhãn EVS mà Nguyên đơn
thu được tại đại lý bán xe và mang đi giám định và là đối tượng
xem xét trong vụ án này không phải là mẫu xe của Bị đơn sản xuất,
tuy nhiên trong Vi bằng do Thừa phát lại lập đã thể hiện mẫu xe
điện trên có số khung, số máy nêu trong hóa đơn giá trị gia tăng
số 0001074 ngày 28/7/2017 của Công ty TNHH phát triển thương
mại LA và Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng số 0176/XM-
TT-801684/400/0199/VAQ06-01/16-00 ngày 01/3/2017 của Bị đơn
và Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại số 0199/VAQ06-01/16-
00 ngày 17/2/2017 của Cục đăng kiểm cấp trùng khớp với mẫu xe
Nguyên đơn đã mua và mang đi giám định. Do đó, lời trình bày của
Bị đơn không có cơ sở chấp nhận.
Xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:
- Yêu cầu Bị đơn chấm dứt việc sử dụng trái phép kiểu dáng
công nghiệp “XE MÁY” được bảo hộ theo Văn bằng số 20652 của
Nguyên đơn và các kiểu dáng khác không khác biệt đáng kể đối
với kiểu dáng “XE MÁY” được bảo hộ tại Văn bằng số 20652, Hội
đồng xét xử xét thấy yêu cầu của Nguyên đơn phù hợp với quy định
tại khoản 1 Điều 202 Luật SHTT nên có căn cứ để chấp nhận.
- Về yêu cầu bồi thường thiệt hại: tại phiên tòa hôm nay, Nguyên
đơn đã rút bớt một phần về yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế cụ
thể là yêu cầu Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn do hành
75