Page 75 - Cuon 6
P. 75
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được
thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà,
sau khi nghe ý kiến của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử nhận định:
Về tố tụng: căn cứ vào khoản 3 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều
37, khoản 3 Điều 38, điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS, xác định
đây là tranh chấp kinh doanh thương mại, thẩm quyền giải quyết vụ
án “tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ” do vậy Tòa án nhân dân TP
Hà Nội thụ lý và giải quyết là đúng thẩm quyền và phù hợp với quy
định của pháp luật.
Về nội dung vụ án: kiểu dáng sản phẩm “P” là kiểu dáng được
bảo hộ theo Văn bằng số 20652, kiểu dáng công nghiệp này được
Công ty P nộp đơn ngày 23/8/2013 và được Cục sở hữu trí tuệ chính
thức cấp văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo Quyết
định số 11839/QĐ- SHTT ngày 27/02/2015 và có hiệu lực từ ngày
cấp cho đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn theo
quy định tại khoản 4 Điều 93 Luật SHTT.
Như vậy, Nguyên đơn có độc quyền sử dụng và ngăn cấm người
khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ của mình
theo khoản 1 Điều 125 Luật SHTT. Mọi hành vi sử dụng kiểu dáng
công nghiệp đã được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp không khác
biệt với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ
mà không được Nguyên đơn cho phép đều là hành vi xâm phạm
quyền đối với kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Điều 126
Luật SHTT.
Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ đã ban hành Kết luận giám định
số KD001-17YC/KLGĐ ngày 13/01/2017 và kết luận là kiểu dáng
xe máy điện sản xuất bởi Bị đơn là yếu tố xâm phạm quyền đối với
74