Page 72 - Cuon 6
P. 72
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
“K” nhóm 12; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “E” nhóm 12;
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Muchacha”, nhóm 12.
Năm 2013, trên cơ sở kinh nghiệm và tận dụng các hệ thống
nhà xưởng, máy móc đang sở hữu, Bị đơn chuyển hướng mở rộng
sang lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xe đạp điện, xe
máy điện trên thị trường Việt Nam. Việc sản xuất xe máy điện, xe
đạp điện của Bị đơn thực hiện đúng quy định của pháp luật về chức
năng, ngành nghề kinh doanh pháp luật cho phép.
Trước khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh xe máy
điện, xe đạp điện, Bị đơn đã tiến hành việc trưng cầu giám định về
sở hữu công nghiệp tại Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ đối với kiểu
dáng công nghiệp của sản phẩm xe máy điện mà Bị đơn định sản
xuất, kinh doanh. Ngày 07/9/2016, Bị đơn được Viện Khoa học Sở
hữu trí tuệ thuộc Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tiến hành việc giám
định và ban hành kết luận giám định sở hữu công nghiệp số KD054-
16YC/KLGĐ với nội dung kết luận “Kiểu dáng” “Xe máy điện”,
đối tượng giám định như thể hiện tại tài liệu giám định, không phải
là bản sao của kiểu dáng công nghiệp xe máy, xe mô tô, xe Scutơ,
xe đạp diện, xe máy điện đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Căn cứ kết luận giám định này, Bị đơn đã tiến hành việc sản
xuất và đăng ký lưu hành đối với sản phẩm xe máy điện của mình.
Do vậy, Bị đơn có cơ sở khẳng định rằng, căn cứ khởi kiện của
Nguyên đơn là không đúng và không có căn cứ. Đề nghị Tòa án bác
bỏ toàn bộ các nội dung yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn.
Tại phiên tòa sơ thẩm:
Đại diện nguyên đơn trình bày: Nguyên đơn giữ nguyên các
trình bày trước đây về nội dung vụ án và đề nghị Hội đồng xét xử
xem xét áp dụng các điều 202, 204 và 205 Luật SHTT:
71