Page 144 - Cuon 6
P. 144
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
b. Hợp đồng nhượng quyền thương mại (franchise)
Tổng quan
Tại Việt Nam, nhượng quyền thương mại được quy định chủ yếu
trong các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Luật Thương mại 2005;
- Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về
Hoạt động Nhượng quyền thương mại (“Nghị định 35”), được sửa đổi,
bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP (“Nghị định 120”) và Nghị định
08/2018/NĐ-CP (“Nghị định 08”);
- Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng
quyền thương mại (“Thông tư 09”).
Một số vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại cũng
được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009,
2019); Luật Chuyển giao công nghệ 2017, Luật Cạnh tranh 2018, v.v.
Phạm vi điều chỉnh: Pháp luật nhượng quyền thương mại Việt Nam
áp dụng cho các hoạt động nhượng quyền thương mại giữa các thương
nhân Việt Nam, cho thương nhân nhượng quyền nước ngoài cấp quyền
thương mại cho thương nhân nhận quyền ở Việt Nam, và cho thương
nhân nhượng quyền Việt Nam cấp quyền thương mại cho bên nhận quyền
ở nước ngoài.
Cơ quan quản lý nhà nước về nhượng quyền thương mại
Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương về hoạt
động nhượng quyền thương mại. Nhìn chung, Bộ Công thương có thẩm
quyền hướng dẫn thực hiện các chính sách, quy định của pháp luật về
hoạt động nhượng quyền thương mại; tổ chức đăng ký hoạt động nhượng
quyền thương mại.
143