Page 146 - Cuon 6
P. 146
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước
khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có
thỏa thuận khác.
Ngoài ra, Bên nhượng quyền phải thông báo ngay cho tất cả các Bên
nhận quyền về mọi thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền
thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức
nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền. Bên nhượng quyền cũng
có nghĩa vụ thông báo cho Bộ Công thương về những thay đổi trong Phần
A của bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày xảy ra thay đổi đó, và báo cáo định kỳ hằng năm về những
thay đổi trong Phần B của bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại.
Trong khi đó, Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhượng
quyền các thông tin mà Bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để
quyết định việc trao quyền thương mại cho Bên dự kiến nhận quyền.
Các quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại
Nhìn chung, pháp luật nhượng quyền thương mại Việt Nam tôn trọng
sự tự do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại. Tuy nhiên, pháp luật không cho phép/hạn chế thỏa thuận của các bên
đối với các vấn đề sau:
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản;
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt.
Tuy nhiên, yêu cầu này không áp dụng cho trường hợp nhượng quyền từ
Việt Nam ra nước ngoài.
Các vấn đề liên quan đến chuyển giao quyền thương mại:
- Điều kiện để Bên nhận quyền được chuyển giao quyền thương mại
cho bên dự kiến nhận quyền khác;
145