Page 159 - Cuon 1
P. 159
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
để thể hiện việc giao kết hợp đồng dịch vụ là đúng sự thật. Cụ thể
có tổng cộng 20 hóa đơn quá hạn mà Công ty J chưa thanh toán cho
Công ty T với tổng số tiền là 82.922.637, tiền lãi là 24.051.218đ.
Nay Công ty T yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty J thanh
toán cho nguyên đơn số tiền cước phí và lãi suất quá hạn như sau:
Nợ gốc: 82.922.637 đồng ; Tiền lãi quá hạn tính từ ngày vi phạm
06/9/2017 cho đến ngày Tòa án xét xử sơ thẩm theo mức lãi suất
9%/năm.
* Đại diện Bị đơn trình bày tại phiên tòa:
Từ năm 2015 đến thời điểm tháng 6 năm 2017 Công ty J luôn tin
tưởng vì các vận đơn của phía bị đơn đều được Công ty T giao đúng
địa điểm và thời gian mà Công ty J yêu cầu. Việc thanh toán của bị
đơn chưa bao giờ chậm trễ.
Tuy nhiên, ngày 27/6/2017, Công ty J có gửi cho công ty T một
số lô hàng đi đến các nước Nhật, Trung Quốc và Pháp nhưng lô
hàng gửi đến Pháp ngày 27/6/2017 gồm các loại túi xách thời trang
bằng da bị chậm so với quy định là 28 ngày. Do nguyên đơn giao
hàng trễ nên bị đơn đã bị mất cơ hội ký hợp đồng sản xuất và gia
công sản phẩm với đối tác. Do đó, bị đơn không chấp nhận một
phần nội dung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn như sau:
1/ Không chấp nhận thanh toán số tiền 2.990.345đ là phí vận
đơn gửi đi Pháp ngày 27/6/2017.
2/ Số tiền lãi 24.051.218đ nguyên đơn tính lãi quá hạn 1,50%/
tháng là không có cơ sở vì theo các văn bản giữa các bên không có
quy định tính lãi quá hạn.
3/ Yêu cầu nguyên đơn phải thanh toán cho bị đơn 288,18USD
158