Page 158 - Cuon 1
P. 158
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Từ tháng 12/2015 đến tháng 10/2017, theo yêu cầu của Công ty
J, Công ty T có nhận cung cấp dịch vụ chuyển phát cho Công ty J và
Công ty T đã thực hiện hoàn tất các chuyển phát này đến các khách
hàng của Công ty J. Trong thời gian từ tháng 12/2015 đến tháng
7/2017 Công ty J vẫn nhận đầy đủ hóa đơn và thanh toán đúng thời
hạn cho Công ty T. Tuy nhiên, từ hóa đơn phát hành ngày 7/8/2017
đến hóa đơn phát hành ngày 31/10/2017 Công ty J đã không thanh
toán cho Công ty T.
Công ty T đã nhiều lần liên hệ Công ty J nhắc nhở việc thanh
toán, cũng như nhiều lần gửi thư điện tử và công văn đề nghị thanh
toán từ tháng 11/2017 đến 02/2018. Tuy nhiên cho đến nay, Công
ty J vẫn chưa thanh toán cước chuyển phát của các chuyến hàng đã
phát hành hóa đơn nói trên cho Công ty T với lý do: Công ty T giao
chậm 4 lô hàng của Công ty J và yêu cầu Công ty T phải đền bù
thiệt hại là 5,000USD. Theo văn bản phản hồi ngày 7/9/2017 Công
ty T đã thông báo việc giao trễ 4 lô hàng là do hệ thống mạng toàn
cầu của Công ty T bị ảnh hưởng do virus tấn công và đã giảm trừ
30% tiền cước lô hàng số vận đơn 422233626 do giao hàng trễ 20
ngày số tiền 713.000VND *10% VAT = 784.300VND ( Hóa đơn
điều chỉnh số 33673 4/10/2017) như vậy Công ty T đã thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ theo điều kiện điều khoản gửi hàng khi Công ty T cung
cấp dịch vụ chuyển phát cho Công ty J.
Về hợp đồng, mặc dù không có ký kết chính thức giữa hai công
ty; tuy nhiên hai công ty đã giao dịch với nhau từ tháng 12/2015 đến
tháng 10/2017 (Công ty T xin nộp 3 lần giao dịch gần nhất trước vụ
việc xảy ra gồm các hóa đơn tiền dịch vụ chúng tôi đã xuất và bằng
chứng thanh toán của công ty J qua ngân hàng theo đính kèm hồ sơ)
157